Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Học online tại ngôi nhà của bạn! Tại sao không?

ĐÂY LÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN QUAN TÂM?

* Làm sao để có phương pháp xây dựng một hệ thống kinh doanh tự động hóa?
* Làm sao để có Phương pháp phù hợp?
* Bạn phải bắt đầu như thế nào?

Đừng tự học, bạn sẽ mất nhiều thời gian để nghiên cứu, thậm chí cả đời mình để tìm bí quyết của thành công. Bạn chỉ cần làm theo để học những phương pháp thành công đã được kiểm chứng cho n
hiều người thành công.

Hãy cùng chúng tôi khám phá BÍ MẬT thành công qua chương trình đào tạo mang tên:
“Kinh Doanh Online – Cầm Tay Chỉ Việc”

Lợi ích bạn nhận được sau khóa học:

* Bạn sẽ có được những kỹ thuật Internet Marketing quy chuẩn nhất mà bạn có thể áp dụng vào mọi công việc Kinh Doanh Online.

* Cung cấp cho bạn một quy trình nhằm xây dựng một công việc kinh doanh mang đủ 3 đặc tính: kiểm soát được, mở rộng được, giao quyền được.

* Đây sẽ là tiền đề để bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhân rộng mô hình và giải phóng bạn khỏi những công việc nằm ngoài hoạt động cốt lõi của mình.

* Khóa học này sẽ giúp bạn tận dụng các dịch vụ sẵn có để tạo nên một hệ thống tự động hóa mà không đòi hỏi bạn phải có kiến thức về tin học. Tất cả những điều bạn cần làm là: nghiêm túc, kiên nhẫn và làm đúng theo những gì khóa học đã yêu cầu.

* Bạn chắc chắn sẽ có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các thành viên đã thành công khi tham gia khóa học.

Khóa học này được tổ chức theo mô hình e-learning (học online). Bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian để tham gia khóa học.

Đối tượng: Chủ doanh nghiệp, Chuyên viên bán hàng, Marketing, các anh chị hoạt động trong mảng MLM, bảo hiểm, bất động sản, môi giới và tư vấn.

Lưu ý: chương trình chỉ dành cho người chưa biết gì nhiều về "Kinh Doanh Online"


Click đây để tham gia khóa học thử miễn phí

Tiến hành nghiên cứu thị trường


      Tìm hiểu về thị trường có nghĩa là tìm hiểu về các khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh, đồng thời cùng tìm hiểu xem hai nhân tố này kết hợp với nhau như thế nào. Nghiên cứu thị trường chất lượng cao sẽ cho phép bạn đưa ra các quyết định về bán cái gì, tập trung vào ai, khuyến mãi và định giá sản phẩm của bạn như thế nào, sử dụng những người cung cấp nào, bạn sẽ gặp khó khăn gì về thủ tục hành chính và làm thế nào để xác định những cơ hội mới hoặc những lỗ hổng trên thị trường.
       Điều quan trọng là nên sử dụng những thông tin đã được nghiên cứu, có thể là bởi các bộ ngành hoặc cơ quan chính phủ, bởi các hiệp hội doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ. Bạn nên xin thông tin từ những tổ chức này trước khi bạn quyết định đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường của chính bạn.
       Ngoài ra, bạn có thể tiến hành nghiên cứu thị trường của riêng bạn bằng cách tiến hành những cuộc khảo sát sử dụng bảng câu hỏi hoặc những buổi phỏng vấn ngắn. Việc này sẽ giúp bạn hỏi những câu hỏi chỉ liên quan đến công việc kinh doanh của bạn và có được hiểu biết chi tiết về lĩnh vực riêng biệt của thị trường bạn muốn tham gia vào, hoặc đã đang hoạt động trong đó.

Truyền thuyết Trung thu

  Hàng năm cứ vào Rằm tháng Tám Âm lịch là ngày tết Trung thu, trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi: đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước… Có nhiều truyền thuyết về ngày tết trung thu. Thế giới là một ngôi làng xin chia sẻ cùng các hàng xóm một số truyền thuyết về ngày tết Trung thu và bánh trung thu nha!

[IMG]

     Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng. Xung quanh ngày tết Trung thu, có rất nhiều các truyền thuyết đã được thêu dệt:

Truyền thuyết bánh trung thu
       Trung thu là lễ hội để tưởng nhớ cuộc nổi dậy chống quân Mông cổ của người Trung Nguyên vào thế kỷ 14. Bằng một kế họach khéo léo, quân nổi dậy đã nhét những mẩu giấy có ghi ngày khởi nghĩa là ngày 15 tháng 8 (âm lịch) vào trong nhân chiếc bánh để ăn trong ngày rằm rồi phân phát cho người dân. Khởi nghĩa thắng lợi và ngày rằm trở thành ngày trọng đại trong năm, chiếc bánh trung thu cũng trở thành thứ không thể thiếu trong ngày đó. Không biết ngày xưa thứ bánh đó được làm thế nào, còn ngày nay những chiếc bánh trung thu thường được làm bằng bột, hạt sen, hạt vừng, lòng đỏ trứng và một vài thứ gia vị khác.

Truyền thuyết đèn kéo quân
      Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".

       Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người".
Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.

      Từ đó, mối khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.

Việt Nam
      Ngày xưa, người Việt mừng Trung Thu bằng cách làm bánh, lồng đèn cho trẻ em thưởng thức, vui chơi. Ngoài ra, người ta cũng mua trà rượu, làm bánh cúng tổ tiên, biếu ông bà và người thân. Múa lân, hát Trống Quân là hoạt động cuốn hút nhiều người trong dịp lễ hội.
Ngày nay, tuy một số hoạt động cổ truyền như việc làm bánh, làm lồng đèn, hát Trống Quân bị mất dần nhưng Tết Trung Thu vẫn là một ngày hội lớn dành cho trẻ em.

Trung Quốc
       Tết Trung Thu ở Trung Quốc được xem là một lễ hội lớn trong năm. Theo truyền thuyết, lễ hội này có nguồn gốc từ đời vua Đường Huyền Tông, đầu thế kỷ thứ 8. Dương Quý Phi là một cung phi được vua Huyền Tông sủng ái. Vì đam mê Quý Phi nên vua để nước nhà loạn lạc. Vua phải thuận lòng dân giết Quý Phi đi. Sau đó ông dẹp loạn An Lộc Sơn, khôi phục được giang sơn. Vào một đêm trăng sáng giữa mùa thu, vua nhớ Quý Phi và được một vị tiên đưa lên trời gặp nàng. Khi trở về trần thế, ông đặt ra Tết Trung Thu để tưởng nhớ đến người đẹp.
Trong lễ ngắm trăng này, người Trung Quốc bày tiệc, gia đình gồm ông bà, cha mẹ, con cái… quây quần thưởng thức bánh Trung Thu, uống trà. Trẻ em được tham gia nhiều trò chơi rước đèn cá chép, đèn kéo quân, múa lân. Rằm tháng Tám trăng tròn còn là đêm của nàng thơ, đêm của những đôi lứa hò hẹn yêu nhau…

Nhật Bản
      Từ xưa, người Nhật Bản vốn rất yêu thiên nhiên. Thơ ca của họ gắn với thiên nhiên, lễ hội của họ cũng gắn với thiên nhiên. Người Nhật Bản có hai lễ ngắm trăng trong năm, đầu tiên là lễ zyuyoga vào ngày rằm giữa mùa thu. Tiếp theo là lễ zyusanya vào cuối mùa thu.
Trong dịp này, người Nhật Bản thường đi chơi ngoài trời, ca hát, sáng tác và thưởng thức thơ haiku – một thể thơ cổ truyền của người Nhật. Mâm cỗ gồm nhiệu loại hoa quả được đặt ngoài trời hoặc gần của sổ. Theo truyền thuyết, cá chép là hiện thân của võ sĩ samourai – biểu hiện cho sức mạnh. Vì vậy, lồng đèn bằng cá chép được trẻ em chơi nhiều trong lễ hội ngắm trăng.

Hàn Quốc
      Lễ hội Chusok vào rằm tháng Tám trong năm là lễ hội lớn của người Hàn Quốc. Người dân được nghỉ ba ngày để họp mặt gia đình, gặp gỡ bạn bè. Họ cũng đi thăm viếng mồ mả ông bà để tỏ lòng kính trọng tổ tiên. Lễ hội này vừa giống lễ tạ ơn của người phương Tây vừa giống Tết cổ truyền của Việt Nam ta.

       Bánh Songphyun được làm từ gạo, đậu xanh, vừng, hạt dẻ… là loại bánh truyền thống, đặc trưng trong lễ Chusok được mọi người ưa thích. Tuy lễ hội không mang sắc thái như Tết Trung Thu của một số nước Á Đông nhưng trẻ em vẫn là những người được quan tâm nhiều nhất. Các buổi tối, trẻ em thường được mặc hanhok (quần áo cổ truyền của Hàn Quốc), nhảy múa, chơi đùa dưới ánh trăng.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Phần mềm theo dõi giá vàng Việt Nam và thế giới


     Phần mềm theo dõi giá vàng của Việt Nam và thế giới, liên tục cập nhật 24/24 giờ. Ngoài ra còn niêm yết tỷ giá đồng VND so với đồng ngoại tệ nữa. Phần mềm rất nhẹ, dung lượng chỉ 122Kb. Sau đây là tính năng chi tiết của phần mềm:
     Phần mềm theo dõi giá vàng: 
      - Tính năng:
        +Tự động cập nhật giá sau 5 giây
        +Có danh sách ghi ngày giờ giá vàng thay đổi
        +Có biểu đồ giá vàng
        +Thông báo khi giá vàng tăng hoặc giảm
        +Kêu bip bip khi giá vàng thay đổi
      * Đặc biệt là có chức năng canh giá vàng: sử dụng bằng cách nhập giá theo ý muốn, chương trình sẽ báo khi giá vàng đạt được mức mong muốn.
        Sau đây là link tải phần mềm:
     
         Đây là hình ảnh mới nhất của phần mềm: